Các nghiên cứu về PWYW Trả bao nhiêu tùy thích

Những nghiên cứu về PWYW còn khá mới và ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Với trường hợp đáng chú ý như Radiohead, các nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu chú ý đặc biệt đến những khía cạnh hành vi mua hàng và bằng cách nào người bán có thể đạt được mức giá mong muốn. Sau đây là một số nghiên cứu về PWYW:

  • Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành bởi những nhà nghiên cứu tại Đức là Kim và các đồng nghiệp, được công bố vào năm 2009 trong "Journal of Marketing", đây cũng được xem là nghiên cứu học thuật đầu tiên về PWYW. Ngoài việc giới thiệu về khái niệm và giải thích cách hoạt động của PWYW, bài nghiên cứu này còn bao gồm những nghiên cứu thực nghiệm về hai nhà hàng và một rạp chiếu phim thực hiện chiến lược PWYW trong một khoảng thời gian. Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích hành vi của hơn 600 khách hàng. Kết quả là: Đầu tiên, họ nhận ra rằng tất cả mọi người đều trả tiền. Không ai yêu cầu trả cho sản phẩm/ dịch vụ với mức giá là 0 cả. Giá tiền trung bình được trả thấp hơn 15% so với giá thông thường. Tuy nhiên, số lượng người mua trong suốt thời gian thực hiện PWYW đã tăng 10% Đối với hai nhà hàng thì lợi nhuận trung bình tăng lên, nhưng lại giảm đối với rạp chiếu phim. Nhìn chung, chiến lược này đã cho thấy rằng PWYW có thể thật sự sinh lợi trong những điều kiện nhất định.[9]
  • Trong một nghiên cứu mới hơn, một nhóm những nhà học giả quốc tế nghiên cứu về vấn đề thời gian của chiến lược PWYW. Những nhà học giả này tiến hành một chuỗi các nghiên cứu để tìm hiểu về tính hiệu quả của chiến lược này dưới điều kiện thời gian khác nhau. Cụ thể, họ yêu cầu một nhóm khách hàng đưa ra một mức giá trước khi có được sản phẩm/ dịch vụ và một nhóm khách hàng khác đưa ra mức giá sau khi có sản phẩm/ dịch vụ. Họ tiến hành nghiên cứu này tại một tàu biển du lịch tại Anh với sản phẩm là những tấm ảnh lưu niệm. Họ nhận ra rằng người mua sẵn lòng trả với mức trung bình là £5,25 trước khi họ thấy bức ảnh nhưng sau khi đã thấy bức ảnh, mức tiền họ sẵn sàng chi trả là £6,92. Kết quả này đưa ra giả thuyết rằng người mua có khuynh hướng trả nhiều hơn sau khi nhìn thấy sản phẩm/ dịch vụ bởi vì họ sợ rủi ro. Khi không nhìn thấy sản phẩm, họ hoài nghi về chất lượng của sản phẩm và không biết chắc chắn mình sẽ nhận được gì. Trải nghiệm khách hàng cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm, giúp họ chắc chắn hơn về giá trị sản phẩm mình sẽ nhận được, từ đó, trả giá cao hơn.[9]
  • Một cuộc nghiên cứu khác về tính hiệu quả của PWYW được tiến hành vào tháng 1/2009 với quy mô lớn tại một công viên giải trí với sự tham gia của Ayelet Gneezy, Uri Gneezy, Leif D. Nelson và Amber Brown. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách bán những tấm ảnh tàu lượn siêu tốc cho những người ghé công viên, kết quả cho thấy rằng, mặc dù có rất nhiều người mua những tấm ảnh, nhưng giá trả trung bình rất thấp ($0,92), nghĩa là doanh thu không hề tăng. Tuy nhiên, khi PWYW được gắn với động cơ từ thiện (người mua được cho biết rằng họ muốn trả bao nhiêu tùy thích và một nửa số tiền họ trả sẽ được quyên góp cho việc hỗ trợ bệnh nhân), mức giá mà mọi người chi trả tăng lên đáng kể ( tăng đến $6,50), dẫn đến doanh thu tăng vọt.[10]
  • Trong một chuỗi thí nghiệm được kiểm soát trong phòng thí nghiệm của Klaus M. Schmidt, Martin Spann và Robert Zeithammer, họ nhận ra rằng PWYW có thể khả thi ở thị trường độc quyền nhưng lại ít đem lại hiệu quả trên thị trường cạnh tranh bởi nó không đẩy những đối thủ là những người bán với mức giá cho trước ra khỏi thị trường. Thay vào đó, sự tồn tại của những đối thủ có giá niêm yết sẽ ngăn cản người bán áp dụng PWYW thâm nhập vào thị trường. Khi đưa ra lựa chọn, hầu hết người bán đều quyết định đưa ra mức giá cho trước hơn PWYW.[11]
  • Một nghiên cứu về PWYW tìm kiếm những yếu tố quyết định về giá của người tiêu dùng đối với ứng dụng iProduct, ứng dụng cung cấp các phương pháp giảng dạy và các bài học cho những người có tiềm năng phát triển ứng dụng trên App Store (iOS). iProduct được cung cấp miễn phí khi mua trên App Store, bao gồm việc cho phép người dùng trả tiền/quyên góp bao nhiêu tùy thích cho những gì có trong ứng dụng. Nghiên cứu đã kiểm tra tầm quan trọng của 4 yếu tố khi quyết định giá PWYW của người dùng: sự công bằng (sự bồi thường thích đáng cho người bán), lòng trung thành đối với người bán, nhận thức về giá (chủ yếu là tập trung vào mong muốn được trả với mức giá thấp) và số lượng bao nhiêu người sẽ sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức về giá ảnh hưởng tiêu cực đối với giá được trả (khuyến khích trả thấp hơn), trong khi cách sử dụng và lòng trung thành lại ảnh hưởng tích cực đối với giá được trả cho sản phẩm (khuyến khích trả cao hơn). Sự công bằng hầu như không có ảnh hưởng lớn đến điều này.[12]
  • Một nghiên cứu sau đó tập trung vào triển vọng của PWYW. Một điều tra được tiến hành bởi những nhà nghiên cứu của trường đại học Ruhr, Bochum để kiểm tra xem những giao dịch lặp đi lặp lại của môi trường PWYW. Bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng tiềm tàng, họ nhận thấy rằng giá trung bình được trả giảm đáng kể, và giá giảm trên cả mỗi lần giao dịch.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trả bao nhiêu tùy thích https://quickbooks.intuit.com/r/marketing/pay-what... https://www.odditycentral.com/news/chinese-restaur... https://aisel.aisnet.org/cais/vol30/iss1/10/ https://www.coursera.org/lecture/marketing-digital... https://www.pnas.org/content/109/19/7236 https://en.wikipedia.org/wiki/Name_Your_Own_Price https://en.wikipedia.org/wiki/Pay_what_you_can https://en.wikipedia.org/wiki/Pay_what_you_want https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Fundraisin... https://zenodo.org/record/894406#.XtShnjozZPY